Thứ 2 - Thứ 6, 8h tới 23h
Zalo: 0986609890

Thuốc cai rượu Disulfiram 500mg

Các phản ứng phụ bao gồm: đỏ da (như da gà chọi), đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đánh trống ngực, sợ hãi, cảm giác chết đến nơi… Cường độ và độ dài của chúng phụ thuộc lượng rượu bệnh nhân uống.

Do có nhiều phản ứng mạnh mẽ nên chúng rất thích hợp cho việc điều trị củng cố chống tái nghiện rượu. Nghĩa là sau khi bệnh nhân đã được cai rượu trong bệnh viện, trước khi ra viện 2-3 ngày, cần uống thuốc này và duy trì càng lâu càng tốt (tối thiểu trong 2 năm) để tạo phản xạ sợ rượu bền vững. Uống thuốc vào buổi sáng, uống hằng ngày trong ít nhất 2 năm.

Ưu điểm của Disulfiram là nếu bệnh nhân uống thuốc đều thì hầu như không thể tái nghiện rượu. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra gần như tức thì sau khi bệnh nhân uống rượu và rất mạnh mẽ, vì thế gây hoang mang cho người thân nếu như họ không được tư vấn đầy đủ và cụ thể trước đó.

Lưu ý: chỉ được sử dụng Disulfiram sau khi bệnh nhân đã cai rượu hoàn toàn. Nếu bệnh nhân đang uống rượu mà uống thuốc này sẽ dẫn đến phản tác dụng, nghĩa là sẽ nôn ra thuốc và sợ thuốc (chứ không phải sợ rượu nữa).

Hướng dẫn sử dụng thuốc

1. Tuyệt đối không uống rượu trong khi dùng disulfiram, trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi sử dụng liều thuốc đầu tiên, và vài tuần sau khi ngừng thuốc.
2. Luôn giữ liên lạc với bác sĩ để thông báo cho bác sĩ biết trong trường hợp khẩn cấp.
3. Disulfiram làm cho một số bệnh nhân buồn ngủ. Không nên lái xe hay vận hành máy móc nguy hiểm. Chỉ làm những việc này sau một thời gian uống thuốc, khi bạn theo dõi và biết chắc chắn thuốc này có ảnh hưởng thế nào đến bạn.
4.Không nên ngưng dùng disulfiram mà không tham vấn bác sĩ.
5. Chế độ ăn tránh nước sốt, vinegars, tất cả các loại thực phẩm và đồ uống chứa cồn.
6. Nếu bạn bỏ lỡ mất một liều trong vòng 12 giờ mà lẽ ra bạn phải uống, phải uống ngay liều đã quên. Tuy nhiên, nếu đã hơn 12 giờ kể từ lần uống trước đó, bỏ qua liều đã quên và chỉ cần liều kế tiếp tại thời thường xuyên theo đơn. Không để lỡ 2 lần quên uống thuốc trong khoảng thời gian 12 giờ.

Tác dụng phụ

1. Rất ít gặp, có thể thấy phát ban da, mụn trứng cá, đau đầu nhẹ, buồn ngủ, mệt mỏi, bất lực. Liên lạc với bác sĩ nếu thấy cần.
2. Mùi kim loại hay mùi giống như tỏi trong miệng. Hiện tượng này thường mất đi sau một thời gian.

Thận trọng khác

1. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết toàn bộ tình hình bệnh tật của bạn trước khi bạn uống disulfiram.
2. Disulfiram có thể tương tác với các thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
3. Báo cho bác sĩ về bất cứ loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là amitriptylin, isoniazid, metronidazole, phentoin, warfarin, và các thuốc không được kê đơn khác mà có thể chứa rượu.
4. Không cho phép bất cứ ai khác tự ý uống thuốc này.

SỬ DỤNG THUỐC NOTEXONE KẾT HỢP VỚI THUỐC ESPÉRAL 500mg ĐIỀU TRỊ CHO NHỮNG BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU

Naltrexone 50mg

Thực tế cho thấy, có một số lượng lớn bệnh nhân lạm dụng rượu nhưng không muốn vào viện điều trị nội trú.
Bệnh nhân cần cai rượu được dùng Notexone với 50mg/ngày. Việc điều trị hội chứng cai rượu rất khó khăn và tốn kém do các bệnh nhân này có các bệnh kết hợp ở gan, thận, tim, mạch... (vì đã uống rượu nhiều năm).
Notexone là một thuốc đối kháng opioid dùng để điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opioid như hero-in, morph-in... Notexone có tác dụng ức chế chất tetraisoquinolin (có tác dụng giống morph-in nội sinh), là sản phẩm hình thành trong quá trình chuyển hóa rượu. Do vậy, bệnh nhân nghiện rượu sẽ dần mất khoái cảm khi uống rượu, từ đó sẽ bỏ dần rượu.

Khi dùng Notexone điều trị cho bệnh nhân nghiện rượu, các thụ cảm thể morph-in trên não sẽ bị Notexone ức chế. Chất tetraisoquinolin không tác dụng được lên các thụ cảm thể morph-in nữa, do vậy bệnh nhân sẽ không còn cảm giác khoái cảm khi uống rượu. Do cảm giác khoái cảm khi uống rượu không còn nữa nên sự thèm muốn uống rượu của bệnh nhân sẽ giảm dần và có thể mất hoàn toàn. Bệnh nhân cần cai rượu được dùng Notexone với liều 50mg/ngày, uống vào buổi sáng. Ưu điểm của phương pháp cai rượu bằng Notexone là: Bệnh nhân không phải ngừng rượu đột ngột (uống thuốc khi bệnh nhân vẫn đang uống rượu), do đó sẽ không có hội chứng cai rượu. Do không có hội chứng cai rượu nên có thể điều trị ngoại trú. Lượng rượu uống hằng ngày giảm từ từ, bệnh nhân sẽ dễ chấp nhận hơn.

Phòng Nghiên Cứu & Phát Triển Heantos 4 - Viện Hàn Lâm Khoa Học
Nhà A18, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0948668829 – 0967869916 – 0888666639
Zalo: 0986609890


Gửi phản hồi

Tư vấn cai nghiện
Loading...